Nhựa PE là gì? Cách phân loại và ứng dụng trong đời sống

Nhựa PE là chất liệu nhựa chiếm tỷ trọng cao nhất trong công nghiệp sản xuất đa lĩnh vực trên thế giới. Hãy cùng tìm hiểu nhựa PE là gì và lý giải tại sao dòng nhựa này lại được ưa chuộng như vậy.

Nhựa PE là gì?

PE là một trong những dòng nhựa được tiêu thụ lớn nhất trên thế giới, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, từ công nghiệp, in ấn cho tới ngành điện và nhiều ngành khác. Trung bình mỗi năm, con người sử dụng ước tính tới 60 triệu tấn nhựa PE. Vậy nhựa PE là gì?

 

Nhựa PE có tên đầy đủ là Polyethylene, Polyethene hoặc Polyethylene. Đây là một loại nhựa dẻo sở hữu cấu trúc tinh thể biến thiên thành nhiều loại khác nhau. Với màu trắng và độ trong nhẹ, nhựa PE có thể nhận biết dễ dàng bằng mắt thường.

nhựa pe là gì

Cấu trúc của hạt nhựa PE là liên kết giữa Hydro và Cacbon

 

Công thức cấu tạo của nhựa PE là Etylen CH2-CH2, thể hiện sự liên kết giữa các phân tử Hydro no bên cạnh 2 nguyên tử Cacbon. Các nhà sản xuất áp dụng phản ứng trùng hợp Monome Etylen (C2H4) nhằm điều chế nhựa PE.

Ưu, nhược điểm của nhựa PE

Được lựa chọn sử dụng rộng rãi, chứng tỏ đặc tính nhựa PE có nhiều ưu điểm vượt trội so với các chất liệu khác. Cụ thể, điểm mạnh của nhựa PE như sau:

 

  • Chống ẩm, cản nước tốt, mang lại khả năng chống thấm cao.
  • Chịu nhiệt tốt, tính chất không thay đổi ở nhiệt độ thấp (đến âm 58 độ C).
  • Độ dẻo tuyệt vời, dễ gia công.
  • Tính thẩm mỹ cao với bề mặt bóng loáng và độ trong tự nhiên.
  • An toàn cho sức khỏe người dùng.
  • Giá thành tiết kiệm.

tính chất nhựa PE

Đặc tính nhựa PE mang lại nhiều ưu điểm trong sản xuất

 

Dù sở hữu nhiều điểm cộng ấn tượng, tính chất nhựa PE vẫn còn tồn tại một số điểm trừ như:

 

  • Kháng mùi kém.
  • Khả năng chống thấm khí kém.
  • Dễ bị bám dầu mỡ.
  • Có mùi khó chịu khi nấu chảy ở nhiệt độ cao.
  • Khó thay đổi màu sắc đặc trưng của nhựa PE (Phải làm lạnh nhanh sau khi đun, nhưng tương đối khó).
  • Dễ bị căng phồng, hư hỏng khi tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa, tinh dầu thơm.

Các loại nhựa PE phổ biến

Cấu trúc tinh thể PE biến thiên nên tạo ra nhiều loại nhựa PE khác nhau, phân biệt dựa trên độ khâu mạch, khối lượng phân tử và tỷ trọng. Vậy các loại nhựa PE là gì?

Nhựa VLDPE

Phân loại đầu tiên là VLDPE – dòng nhựa PE có tỷ trọng thành phần thấp nhất, chỉ nằm trong khoảng 0,880 – 0,915 g/cm³. Nhựa VLDPE là chất rắn vô định hình, sở hữu độ dẻo dai tốt, nên được ứng dụng rộng rãi, thậm chí còn là thành phần để sản xuất những loại nhựa khác.

Nhựa LDPE

Nhựa LDPE có tỷ trọng là 0,910 – 0,925 g/cm³, cao hơn một chút so với VLDPE nhưng không đáng kể, vẫn được xếp trong nhóm tỷ trọng thấp.

Nhựa LLDPE

Tỷ lệ PE trong nhựa LLDPE không quá chênh lệch với nhựa LDPE, dao động từ 0,915 – 0,925 g/cm3. Tuy tỷ trọng thấp nhưng loại nhựa này lại có cấu trúc mạch thẳng.

Nhựa MDPE

Nhựa MDPE có tỷ trọng trung bình, nằm ở mức 0,926 – 0,940 g/cm³. Thị trường Việt Nam rất ưa chuộng loại nhựa này.

Nhựa HDPE

HDPE là một trong những dòng nhựa có mật độ hạt cao nhất hiện nay, tỷ trọng có thể dao động từ 0.941 – 0,965 g/cm³.

nhựa HDPE

HDPE mật độ cao nên rất bền, thường được dùng sản xuất ống dùng ngoài trời

Nhựa XLPE

Nhựa XLPE còn gọi là PE khâu mạch. Bởi vì khác với nhựa PE thông thường có chuỗi Polyethylene kết nối thẳng, XLPE lại có cấu trúc đan chéo vững chắc, khó tách rời hay chảy Polymer.

Nhựa HDXLPE

HDXLPE có tỷ trọng cao và khâu mạch tương tự XLPE, khi tổng hợp được bổ sung các Peoxit.

Ứng dụng của nhựa PE trong cuộc sống

Với độ bền, nhẹ, mềm dẻo và mức giá phải chăng, nhựa PE là chất liệu được ứng dụng trong rất nhiều ngành nghề khác nhau.

In ấn

Có 2 loại nhựa được sử dụng rất nhiều trong in ấn là nhựa PP và PE. Nhựa vừa nhẹ, vừa kháng nước tốt nên thường dùng để in tem nhãn decal nhựa.

Đóng gói

Nhờ vào khả năng bền chắc, chịu va đập tốt, dẻo dai, nhựa PE được nhiều nhà sản xuất chai lọ, khay, màng bọc, túi nhựa,… chọn dùng. Bên cạnh đó, các sản phẩm từ nhựa PE tỷ trọng thấp cũng dễ dàng vận chuyển hơn.

ứng dụng nhựa PE

Màng bọc thực phẩm thường được sản xuất từ nhựa PE an toàn cho sức khỏe

Sản xuất các loại ống và phụ kiện

Một số loại nhựa PE được chọn dùng trong sản xuất những loại ống và phụ kiện. Cụ thể, nhựa HDPE kháng lại tác động của hóa chất và thủy phân, có thể dùng để làm ống nước, ống dẫn khí, phụ kiện,… Trong khi đó, LDPE có độ dẻo thấp hơn thường chỉ được dùng làm ống dẫn nước hay ống mềm.

Ngành điện

Trong ngành điện, nhựa PE dùng làm vỏ cáp. Vì chúng có khả năng cách điện cũng như cách nhiệt vô cùng tốt và giả cả lại hợp lý.

Sản xuất đồ chơi, đồ gia dụng

Nhựa PE cũng có thể được tìm thấy trong các sản phẩm đồ chơi trẻ em và đồ gia dụng xung quanh ta, đặc biệt là nhựa HDPE. Sản phẩm từ nhựa PE bền, nhẹ, dẻo, không bị giòn, tránh tình trạng nứt và hỏng sau một thời gian sử dụng. Một số vật dụng phổ biến làm từ nhựa PE là xô, thùng, hộp đựng đá, giá treo,…

Phân biệt giữa nhựa PE và các loại nhựa phổ biến khác

Trong đời sống, bên cạnh nhựa PE, vẫn còn có vô số các sản phẩm làm từ nhiều loại nhựa khác nhau như nhựa PP, PVC, PC, PET,…

các loại nhựa

Quan sát ký hiệu trên sản phẩm để biết chất liệu nhựa được dùng

 

Vậy cách phân biệt các dòng nhựa này với nhựa PE là gì? Hãy cùng tham khảo bảng sau.

 

Loại nhựa Đặc tínhƯu điểmNhược điểm
Nhựa PE (Polyetylen hoặc Polyethene)
  • Độ dẻo cao.
  • Bề mặt bóng, bên trong trong suốt, có ánh mờ.
  • Chống thấm nước.
  • Thẩm mỹ cao.
  • Chịu nhiệt độ cao tốt, nhưng chỉ trong thời gian ngắn.
  • Chống khí và dầu mỡ kém.
  • Kháng mùi kém.
Nhựa PP (Polypropylene)
  • Tính cơ học cao. Độ cứng và bền vững tốt.
  • Trong suốt, bề mặt bóng.
  • Thẩm mỹ cao.
  • Chống khí, nước và dầu mỡ tốt.
  • An toàn cho sức khỏe.
  • Dễ bị nứt, hỏng khi để ngoài trời.
  • Dễ phân mảnh trong điều kiện nhiệt độ thấp.
Nhựa PVC (Polyvinyl Chloride)Độ giòn cao, không mềm dẻo, thường dùng sản xuất ống nhựa, cáp điện, áo mưa,…
  • Chống tia cực tím tốt.
  • Chống cháy và miễn điện từ.
  • Kháng hóa chất và thủy phân tốt.
  • Độ giòn cao nên không bền.
  • Chống bào mòn kém.
  • Bắt lửa và có mùi khó chịu ở nhiệt độ cao trên 120 độ C.
Nhựa PC (Polycarbonate)
  • Trong suốt.
  • Độ cứng cao.
  • Ổn định nhiệt.
  • Tính nhiệt ổn định nên dễ vào khuôn.
  • Chống va đập và mài mòn hiệu quả.
  • Thẩm mỹ tốt.
  • Độ tương thích với những loại nhựa khác kém.
  • Dễ ố vàng theo thời gian.
Nhựa PET (Polyethylene terephthalate)
  • Không màu, trong suốt.
  • Bề mặt nhiều lỗ rỗng.
  • Độ bền cơ học cao.
  • Chịu lực va chạm, xé, mài mòn và chịu nhiệt tốt.
  • Chống thấm khí tốt.
  • Khó tái chế.
  • Khó làm sạch vì lỗ rỗng trên bề mặt,

Nhựa PE có độc không? Một số lưu ý khi sử dụng?

Nhựa PE có an toàn không là băn khoăn của nhiều người tiêu dùng. Khi sử dụng sản phẩm từ nhựa, yếu tố sức khỏe rất được người dùng quan tâm. Trong các sản phẩm hàng ngày như ly, cốc, hộp, khay,… nhựa PE ở thể rắn và hoàn toàn vô hại.

 

Tuy nhiên, nếu ở thể lỏng, loại nhựa này lại chứa nhiều chất độc. Do đó, người dùng cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng để tránh giải phóng chúng. Dưới đây là một số lưu ý nhằm đảm bảo an toàn khi dùng các sản phẩm từ nhựa PE.

 

  • Vệ sinh sản phẩm nhựa PE kỹ lưỡng, nên làm sạch bề mặt dầu mỡ bằng giấy ăn rồi rửa lại với nước rửa chén.
  • Không rửa sản phẩm nhựa PE bằng nước sôi hoặc hóa chất tẩy rửa nồng độ cao.
  • Đừng hâm nóng sản phẩm nhựa PE trong lò vi sóng hay nồi chiên không dầu với mức nhiệt quá 110 độ C. Đặc biệt là khi sản phẩm chứa thực phẩm nhiều chất béo.
  • Sản phẩm nhựa PE có đặc tính hấp thụ mùi nên đừng đặt trong môi trường chứa chất gây mùi, dễ bị ám lên sản phẩm.

sản phẩm nhựa PE

Đừng rửa sản phẩm nhựa PE với nước nóng hay để tiếp xúc với nhiệt độ cao

 

Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu nhựa PE là gì, cũng như các thông tin xoay quanh dòng nhựa này. Với những đặc tính vượt trội và chi phí thấp, nhựa PE đang được nhiều doanh nghiệp tin dùng.

 

Vì vậy, nếu bạn cũng đang có nhu cầu gia công sản phẩm từ nhựa PE, đặc biệt là xi mạ chân không trên chất liệu nhựa PE, hãy liên hệ với Khải Hoàn. Chúng tôi là đơn vị uy tín lâu năm, chuyên xi mạ nắp hủ mỹ phẩm, giày cao gót và nhiều sản phẩm khác.

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ KHẢI HOÀN

 

  • Địa chỉ: Số 3 Đường Tân Thới Nhất 17, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TP.HCM (dưới cầu Tham Lương 2)
  • Số điện thoại: (028) 2253 7138
  • Zalo: 0937953103
  • Email: thang.on@khaho.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *