Nhu cầu làm đẹp và chăm sóc da ngày càng được quan tâm, cũng chính vì thế người dùng cũng trở nên chú ý hơn về chất lượng và độ an toàn. Và để đảm bảo được tiêu chí này các doanh nghiệp mỹ phẩm cần phải đạt được quy trình sản xuất mỹ phẩm theo đúng C-GMP. Vậy C-GMP có ý nghĩa và liên quan gì đến lĩnh vực này, cũng như quy trình gồm các bước nào?
C-GMP là tiêu chuẩn gì?
C-GMP với tên gọi đầy đủ là Cosmetic Good Manufacturing Practice – Được hiểu là tiêu chuẩn để đánh giá có đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu sản xuất tại Hướng dẫn của ASEAN về thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm (ASEAN Guidelines For Cosmetic Good Manufacturing Practice).
Tiêu chuẩn được ban hành bởi Ủy ban mỹ phẩm ASEAN và tại Hiệp định về hệ thống hòa hợp ASEAN trong quá trình quản lý mỹ phẩm.
Với các quy tắc này giúp các doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm có thể dựa vào để đánh giá độ an toàn, chất lượng của sản phẩm.
Ý nghĩa của tiêu chuẩn C-GMP
Các yêu cầu cần đáp ứng khi sản xuất mỹ phẩm
Bên cạnh chuẩn bị đủ các giấy tờ liên quan đến pháp lý theo quy định nhà nước Việt Nam cho sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm. Doanh nghiệp cũng cần phải lưu ý đến các yếu tố cần thiết có trong tiêu chuẩn C-GMP như sau.
Nguyên liệu
Nguyên liệu là yếu tố tiên quyết cho sản xuất mỹ phẩm, phải được cung cấp và có qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt. Danh sách chứa thành phần phải được minh bạch không ảnh hưởng đến da hoặc gây hại cho sức khỏe.
Trang thiết bị
Nhằm đảm bảo chất lượng và số lượng, các xưởng sản xuất cần trang bị thiết bị máy móc đầy đủ và đạt chuẩn, cũng như cần được kiểm tra định kỳ tránh gây ra lỗi.
Đội ngũ nhân viên
Ngoài ra, để sản phẩm không xảy ra sai sót, đội ngũ nhân viên tại nhà máy sản xuất cần phải được đào tạo đầy đủ. Hiểu biết các cách xử lý nguyên liệu, tuân thủ quy trình.
Những yếu tố cần có trong sản xuất mỹ phẩm
Thiết kế nhà máy
Phải có bố trí không gian hợp lý để các khu vực sản xuất, kiểm tra được mạch lạc, không gây cản trở. Đồng thời, phải trang bị các hệ thống xử lý chất thải theo quy định của pháp luật.
Quy trình sản xuất
Thực hiện đúng theo quy định do Ủy ban mỹ phẩm ASEAN đã ra, không gây ra bất kỳ lỗi trước khi đưa ra thị trường.
Xem thêm: Các mẫu chai lọ mỹ phẩm đẹp được áp dụng xi mạ cao cấp
Quy trình sản xuất mỹ phẩm đạt chuẩn C-GMP
Theo đó, chất lượng của sản phẩm phụ thuộc phần lớn vào quy trình sản xuất. Vì thế, cùng khám phá các tiêu chí của quá trình sản xuất như thế nào để đạt chuẩn C-GMP ngay dưới đây.
Nhập và kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào
Đối với nguyên liệu đầu vào phải được kiểm tra đầy đủ về độ đạt các tiêu chí của quốc gia và những bên thẩm quyền khác.
Kiểm nghiệm mẫu
Sau quá trình kiểm tra nguyên liệu, cần đưa đến các phòng thí nghiệm chuyên môn để kiểm nghiệm sâu hơn. Bước này sẽ giúp kiểm tra được hình dạng, mùi, màu sắc và đánh giá được liệu sản phẩm có đáp ứng yêu cầu không khi đưa vào sản xuất.
Kiểm định mẫu có an toàn và phù hợp cho người dùng hay không
Xử lý nguyên liệu
Khi thông qua quá trình kiểm nghiệm, nguyên liệu sẽ được chuyển vào xưởng và bắt đầu tiến hành chia theo tỷ lệ phù hợp. Tạo sự đồng nhất và ổn định cho chất lượng của sản phẩm.
Gia công, sản xuất
Kế đến sẽ đến công đoạn các đội ngũ kỹ sư, nhân viên điều chế và sản xuất dựa theo công thức tùy thuộc theo loại sản phẩm và từng thương hiệu, doanh nghiệp.
Thực hiện chế tác nguyên liệu
Kiểm tra chất lượng
Khi hoàn tất bước chế tác sản phẩm (thành phẩm) một lần nữa sẽ được đưa đi kiểm tra và thử nghiệm.
Đóng gói bao bì
Nếu vượt qua và đạt chuẩn theo quy định, sản phẩm sẽ được vào bước đóng gói và cho đưa vào thị trường. Tại đây, các bao bì, vỏ và chai mỹ phẩm sẽ thường được phủ thêm lớp xi mạ nhằm bảo vệ cho sản phẩm bên trong không bị biến dạng và chai lọ bên ngoài không bị trầy xước.
Phương pháp xi mạ cho sản phẩm nâng tầm giá trị
Nếu doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm của bạn đang tìm nơi gia công xi mạ chất lượng và uy tín hãy tham khảo ngay dịch vụ tại Công ty TNHH Chân Không Khải Hoàn. Chúng tôi cung cấp xi mạ chân không trên chất liệu nhựa và thủy tinh – Với máy móc hiện đại, cùng đội ngũ tay nghề đào tạo từ Đài Loan, cam kết chai, lọ sản phẩm có độ bóng hoàn hảo, gia tăng giá trị thẩm mỹ.
Việc nắm bắt và có kiến thức về quy trình sản xuất mỹ phẩm, giúp các doanh nghiệp không chỉ đạt được tiêu chuẩn của nhà nước, các cơ quan thẩm quyền. Mà còn đảm bảo an toàn đến tay của người dùng và giữ vững được niềm tin của họ.