Ngày nay việc sử dụng các đồ vật từ chất liệu thủy tinh được ưa chuộng hơn, không chỉ vì chúng làm tăng tính thẩm mỹ. Mà hơn hết là cấu tạo của thủy tinh an toàn cho người dùng, thân thiện với môi trường và bền bỉ theo thời gian.
Trong bài viết này, cùng Khải Hoàn khám phá quy trình sản xuất thủy tinh, cũng như tìm hiểu các đặc điểm của chất liệu này.
Tìm hiểu về chất liệu thủy tinh
Thủy tinh có công thức hóa học là SiO2 và tồn tại ở thế rắn không có cấu trúc tinh thể đặc trưng. Vì có gốc là silicat, thủy tinh có thể được nung chảy lên đến 2000 độ C (3.632 °F) và có thể linh hoạt ở bất kỳ hình dạng thiết kế theo như mong muốn của nhà sản xuất.
Theo đó, các sản phẩm từ thủy tinh sẽ có các đặc tính như sau:
- Có tính trong suốt cao và khả năng lấy ánh sáng tốt.
- Dễ vệ sinh và không ám mùi.
- Linh hoạt cho gia công xi mạ, sơn màu.
- Cấu tạo cứng nhưng cũng đồng thời rất dễ vỡ.
- Tái sử dụng và tái chế được, không gây ô nhiễm cho môi trường.
Thủy tinh dễ dàng vệ sinh và an toàn khi dùng
Các loại thủy tinh
Và trong quá trình sản xuất thủy tinh, để phù hợp với mục đích sử dụng. Vì vậy, chất liệu thủy tinh sẽ được phối hợp với đa dạng nguyên liệu khác nhau tạo nên các loại thủy tinh khác nhau, bao gồm:
- Thủy tinh vô cơ: Được chế tác từ đơn nguyên tử, halogen, khacon, oxit, thủy tinh kim loại.
- Thủy tinh hữu cơ: Thường được ứng dụng cho trang trí nội thất như hồ các, tấm vách,… với khả năng chịu nhiệt tốt và chống mài mòn cao.
- Gốm thủy tinh: Tinh thể bao gồm cả thủy tinh và chất liệu gốm, do đó khả năng chịu được nhiệt cao hơn so với thủy tinh thông thường.
Thủy tinh được phân chia thành nhiều loại khác nhau
Quy trình sản xuất thủy tinh truyền thống
Trước khi có sự trợ giúp của các thiết bị máy móc tân tiến, các thợ lành nghề sẽ thực hiện quy trình sản xuất thủy tinh theo thủ công với nhiều công đoạn phức tạp và tỉ mỉ, cũng như đảm bảo đạt tiêu chuẩn.
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu sản xuất, cần sàng lọc cát silica (cát thạch anh) sạch không bị lẫn bất kỳ tạp chất. Bởi, quá trình này sẽ ảnh hưởng đến thành phẩm cuối cùng. Sau đó, dựa theo nhu cầu sản xuất để trộn thêm các thành phần khác như oxit, khacon, silicic acid,…
- Bước 2: Tại giai đoạn này, nguyên liệu sẽ được cho vào lò đun, hoặc nồi nấu kim với nhiệt độ hơn 1000 độ C trong thời gian 10 tiếng.
- Bước 3: Sau khi hoàn tất giai đoạn nung, thủy tinh được đổ vào khuôn và tạo hình.
- Bước 4: Sản phẩm tiến hành được làm nguội với nhiệt độ cao đến thấp dần. Để tránh thủy tinh bị ảnh hưởng chuyển nhiệt đột ngột khiến dễ vỡ.
- Bước 5: Cuối cùng, hoàn tất sản phẩm và được qua quá trình kiểm tra, đóng gói.
Hình ảnh thủy tinh được sản xuất theo quy trình truyền thống
Quy trình sản xuất thủy tinh hiện đại
So với, phương thức truyền thống thì quy trình sản xuất hiện đại ngày càng được ứng dụng rộng rãi hơn. Với lợi thế lớn là có thể chế tác với số lượng lớn và vẫn bảo đảm chất lượng tốt.
- Bước 1: Tương tự như phương pháp thủ công, việc chuẩn bị và kiểm tra nguyên liệu là điều cần thiết.
- Bước 2: Kế đến sẽ tiến hàng trộn nguyên liệu với các hợp chất khác, tùy theo tỷ lệ của từng sản phẩm và của doanh nghiệp.
Thủy tinh được sản xuất theo quy trình hiện đại với nhiều máy móc tiên tiến
- Bước 3: Đưa thủy tinh vào nung nóng, thay vì phải tự căn chỉnh nhiệt độ và thời gian. Thì đối với công nghệ hiện đại có hỗ trợ của máy, vừa chuyên nghiệp và an toàn. Tiếp theo sẽ đến công đoạn khử bọt, điều này giúp cho sản phẩm có sự khuếch tán và không bị vón cục.
- Bước 4: Đưa vào đúc khuôn, tại đây bước này các khuôn sẽ được thiết kế kiểu 3D đồ họa. Tạo sản phẩm tăng thêm thẩm mỹ và sang trọng.
- Bước 5: Kiểm tra chất lượng, hoàn thiện sản phẩm và đóng gói.
Một điểm đáng chú ý rằng cả 2 phương thức sản xuất thủy tinh này đều được ứng dụng thêm sơn màu. Phương pháp gia công này đã đóng góp cho các đồ vật chất liệu trở nên độc đáo và có cá nhân hóa hơn.
Tạo điểm nhấn khi trang trí nội thất đặc biệt đối với các sản phẩm như lọ hoa, chén dĩa,… Ngoài ra, bảo vệ cho bề mặt của vật liệu bởi các yếu tố tác động bên ngoài như ánh nắng trực tiếp, hơi ẩm, cho sản phẩm được bền bỉ, không phai màu.
Dịch vụ sơn màu chai lọ thủy tinh tại Khải Hoàn
Doanh nghiệp bạn đang tìm cơ sở gia công sơn màu trên thủy tinh uy tín và chất lượng – Công ty TNHH Chân Không Khải Hoàn, tự hào là đơn vị hoạt động lâu năm trong lĩnh vực này và được các đối tác hàng đầu về thủy tinh chọn lựa. Chúng tôi sẵn sàng cung cấp dịch vụ sơn màu trên chất liệu thủy tinh với số lượng và cao cấp nhờ vào trang thiết bị hiện đại, đội ngũ chuyên nghiệp và giá thành cạnh tranh. Liên hệ ngay với chúng tôi để được biết thêm thông tin chi tiết, đồng thời nhận được những ưu đãi hấp dẫn.
Những ứng dụng của thủy tinh trong đời sống
Với các đặc điểm nổi bật của thủy tinh mang lại, vì thế chất liệu này được đưa vào đời sống phục vụ cho đa dạng ngành nghề khác nhau, chẳng hạn như:
- Nội thất: Các sản phẩm như cửa kính, đèn chùm, bàn trà thủy tinh, kệ thủy tinh,…
- Mỹ phẩm: Ứng dụng sản xuất chai, lọ mỹ phẩm giúp tăng giá trị thẩm mỹ và bảo vệ cho các tinh chất không bị oxy hóa, hư hại.
- Y tế: Các dụng cụ như ống nghiệm, chai thuốc và các thiết bị y tế, bởi cấu trúc của thủy tinh cho phép kháng khuẩn, hóa chất tốt và chịu được nhiệt cao.
- Các ngành khác: Trong công nghệ ô tô, làm cửa kính, gương chiếu hậu,… và trong điện tử, như màn hình, bảng mạch,..
Có thể thấy, quy trình sản xuất thủy tinh dù là ở phương thức thủ công, truyền thống hay hiện đại thì cũng cần sự tỉ mỉ, cẩn trọng. Bởi các bước có sự cầu nối và nếu không có sự kiểm tra kỹ lưỡng sẽ khiến cho sản phẩm bị giảm chất lượng. Theo dõi ngay Khải Hoàn để cập nhật thêm các thông tin xoay quanh về sản xuất, chế tác của thủy tinh.