Tìm Hiểu Xi Mạ PVD Chân Không Từ A Đến Z Trong 7 Phút

Xi mạ PVD chân không (Physical Vapor Deposition) ngày càng được ưa chuộng như một giải pháp tiên tiến, mang đến lớp phủ bền bỉ, tinh tế và thân thiện với môi trường. 

Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm về công nghệ này, hãy dành ra 7 phút cùng Khải Hoàn để nắm trọn toàn bộ kiến thức từ A đến Z về xi mạ PVD chân không qua bài viết chi tiết dưới đây.

xi-ma-pvd-chan-khong-1

Tìm hiểu từ A đến Z về xi mạ PVD chân không 

Xi mạ PVD chân không là gì? 

Xi mạ PVD chân không (Physical Vapor Deposition) là một công nghệ phủ lớp vật liệu mỏng lên bề mặt sản phẩm thông qua quá trình bay hơi và ngưng tụ vật liệu trong môi trường chân không. 

Quá trình xi mạ sẽ giúp tạo ra lớp phủ bền chắc, có khả năng chống mài mòn, chống oxy hóa và mang lại tính thẩm mỹ cao cho sản phẩm.

Khác với các phương pháp xi mạ truyền thống như xi mạ điện hay hóa học, công nghệ PVD sử dụng môi trường chân không để giảm sự nhiễm bẩn và kiểm soát chính xác các thành phần trong lớp phủ. 

Nhờ đó, lớp phủ PVD không chỉ đẹp mắt mà còn thân thiện với môi trường và có tuổi thọ lâu dài.

Các phương pháp xi mạ chân không phổ biến 

Trong phần tiếp theo đây, hãy cùng Khải Hoàn tìm hiểu thêm về một số phương pháp xi mạ chân không được sử dụng phổ biến trong những gần đây.

Xi mạ PVD chân không qua phun phún xạ

Xi mạ PVD chân không qua phun phún xạ (Sputtering) là một trong những kỹ thuật phổ biến nhất trong công nghệ xi mạ.

Phương pháp này sử dụng năng lượng ion được tạo ra trong buồng chân không để tách bề mặt vật liệu nguồn, khiến các phân tử của vật liệu đó bị tách ra và bay vào không gian chân không.

Những nguyên tử này sau đó lắng đọng đều trên bề mặt của sản phẩm cần phủ, tạo thành một lớp màng mỏng bền chắc và có độ chính xác cao.

Làm nóng điện trở

Xi mạ PVD chân không bằng làm nóng điện trở là phương pháp sử dụng một cuộn dây điện trở hoặc một thanh dây kim loại được đốt nóng đến nhiệt độ rất cao trong môi trường chân không. 

Khi được làm nóng, vật liệu phủ sẽ bay hơi và bốc lên dưới dạng hơi. Các phân tử hơi này di chuyển trong buồng chân không và ngưng tụ trên bề mặt sản phẩm cần phủ, tạo thành một lớp màng mỏng đồng đều và liên kết chắc chắn.

Để dễ hình dung, bạn có thể tưởng tượng giống như khi nước bốc hơi thành hơi nước và sau đó ngưng tụ lại thành giọt nước trên một bề mặt khác. Ở đây, thay vì nước, vật liệu kim loại được làm nóng đến nhiệt độ cao để bốc hơi và phủ lên sản phẩm.

xi-ma-pvd-chan-khong-2

Phương pháp xi mạ PVD chân không phổ biến

Sử dụng chùm tia lửa điện

Phương pháp này sử dụng dòng điện mạnh tạo ra hồ quang điện trên bề mặt của vật liệu kim loại.

Khi hồ quang xuất hiện, nó tạo ra các tia lửa điện cực mạnh làm cho các nguyên tử kim loại bị tách ra khỏi vật liệu nguồn. Những nguyên tử này sau đó bay qua môi trường chân không và bám vào bề mặt sản phẩm, hình thành lớp phủ mỏng có độ bám dính cao và cực kỳ bền.

Để dễ hiểu hơn, hãy tưởng tượng bạn có một cục kim loại và bạn dùng một que điện để tạo ra tia lửa trên bề mặt của kim loại.

Mỗi lần tia lửa xuất hiện, một phần nhỏ của kim loại đó sẽ bị chuyển thành các hạt siêu nhỏ. Những hạt kim loại li ti đó sẽ di chuyển và bám lên một vật thể xung quanh bạn tạo nên một lớp phủ mỏng.

Các ứng dụng xi mạ PVD chân không trong đời sống

Công nghệ xi mạ PVD ngày càng phổ biến trong các sản phẩm quen thuộc trong đời sống hàng ngày nhờ tính thẩm mỹ, độ bền và khả năng chống ăn mòn vượt trội. 

Ở phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu chính xác thì công nghệ này được ứng dụng vào đời sống cụ thể như thế nào? Mời bạn tiếp tục đọc ở phần sau đây:

Trang sức và phụ kiện thời trang

Các sản phẩm như nhẫn, dây chuyền, đồng hồ, mắt kính thường được phủ một lớp kim loại siêu mỏng bằng công nghệ PVD phun phún xạ hoặc chùm tia lửa điện. Đây là hai phương pháp được ưa chuộng vì khả năng tạo lớp phủ đều màu, bám dính chắc chắn và có độ bền cao.

Ngược lại, phương pháp làm nóng điện trở hiếm khi được áp dụng trong lĩnh vực này do các hạt bay hơi có năng lượng thấp, khiến lớp phủ dễ bong tróc và màu sắc không đồng đều,  đặc biệt là trên các bề mặt có chi tiết phức tạp như trang sức.

Công nghệ PVD giúp tạo ra nhiều màu sắc đa dạng như vàng gold, vàng hồng, đen tuyền, bạc sáng… với độ bóng cao, không bị phai màu theo thời gian. 

Ngoài ra, lớp phủ còn giúp giảm nguy cơ gây dị ứng da, rất phù hợp với người dùng có làn da nhạy cảm hoặc thường xuyên đeo trang sức trong thời gian dài.

Đồng hồ sau khi được xi mạ PVD

Đồng hồ sau khi được xi mạ PVD chân không

Nội thất và vật dụng gia đình

Trong lĩnh vực nội thất, công nghệ xi mạ PVD ngày càng được ưa chuộng để gia công bề mặt cho các sản phẩm như tay nắm cửa, vòi nước, chân bàn, khung gương, móc treo inox… 

Không chỉ bền đẹp, lớp phủ PVD còn giúp các chi tiết nội thất chống gỉ và giữ màu bền bỉ theo năm tháng. Các gam màu như vàng đồng, đen titan, xám bạc mang lại vẻ hiện đại và cao cấp, phù hợp với phong cách thiết kế từ cổ điển đến tối giản trong nhà ở. Lớp phủ này chịu được điều kiện khắc nghiệt như nắng nóng và mưa ẩm.

Điện thoại, laptop và thiết bị điện tử

Trong ngành công nghệ cao, xi mạ PVD chân không được ứng dụng phổ biến để phủ bề mặt vỏ điện thoại, laptop, tablet và các phụ kiện đi kèm. Công nghệ phun phún xạ là phương pháp chủ đạo nhờ khả năng tạo lớp phủ siêu mỏng, đồng đều và có độ bám dính cao.

Lớp phủ này không chỉ giúp chống trầy xước, chống bám vân tay, mà còn mang lại vẻ ngoài sáng bóng, hiện đại với các hiệu ứng ánh kim, chuyển màu hoặc lớp mờ cao cấp.. Nhiều dòng smartphone flagship hiện nay sử dụng PVD để tạo ra màu sắc đặc trưng, vừa độc đáo vừa khó bị phai theo thời gian.

Ngành ô tô và xe máy

Xi mạ PVD chân không đang trở thành xu hướng trong lĩnh vực sản xuất và độ xe, đặc biệt ở các chi tiết như vành bánh xe, tay nắm cửa, lưới tản nhiệt, ống xả, logo thương hiệu, tay lái…

Ngoài chức năng bảo vệ, lớp phủ PVD còn giúp nâng tầm thẩm mỹ của xe với các màu như đen bóng, xám khói, vàng titan…, tạo điểm nhấn mạnh mẽ, tinh tế và đầy cá tính. Đây là lý do ngày càng nhiều hãng xe cao cấp và xưởng độ xe sử dụng công nghệ này.

xi-ma-pvd-chan-khong-5

Công ty chuyên xi mạ PVD chân không – Khải Hoàn

Qua bài viết trên, Khải Hoàn hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan và dễ hiểu hơn về công nghệ xi mạ PVD chân không, một giải pháp phủ bề mặt hiện đại, bền đẹp và thân thiện với môi trường.

Nếu bạn đang cần tìm một đơn vị uy tín trong lĩnh vực xi mạ chân không nhựa và thuỷ tinh, xi mạ chóa đèn pha xe máy xe hơi, xi mạ lọ thuốc,…, thì Khải Hoàn là đơn vị lý tưởng dành cho bạn.

Liên hệ ngay hôm nay để được tư vấn kỹ thuật chi tiết và nhận báo giá ưu đãi nhanh chóng từ đội ngũ chuyên gia của chúng tôi.

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Nhấn vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượt vote : 0

Chưa có lượt đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Vì bạn thấy bài viết này hữu ích...

Hãy theo dõi chúng tôi trên các mạng xã hội!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *