Với mục đích tăng độ bền, chống trầy xước và làm nổi bật sản phẩm – Xi mạ là công đoạn không thể thiếu trong sản xuất. Thế nhưng xi mạ, trên thực tế có đa dạng phương pháp khác nhau, trong đó công nghệ được ứng dụng khá phổ biến có thể kể đến chính là xi mạ kim loại.
Vậy, xi mạ kim loại là gì? Ứng dụng của phương pháp này là gì? Hãy cùng chúng tôi khám phá ngay câu trả lời trong bài viết này.
Xi mạ kim loại là gì?
Phương pháp mạ kim loại được hiểu đơn giản là quá trình phủ lớp kim loại lên một bề mặt của sản phẩm (có thể ứng dụng trên chất liệu đồng, crom, niken,…).
Ưu điểm của mạ kim loại
Việc áp dụng của công nghệ xi mạ này, cho phép sản phẩm có được nhiều điểm nổi bật và ưu điểm, chẳng hạn như:
- Cho bề mặt được đều màu, sáng bóng, đặc biệt đối với các đồ vật trong gia dụng, hoặc nội thất trở nên sang trọng hơn.
- Không lo ngại khi bị tác động bởi môi trường, điều kiện thời tiết, bởi lớp mạ bảo vệ chống được sự ăn mòn, rỉ sét.
- Không ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.
- Tăng được độ dày, cải thiện được khả năng chịu lực khi có tác động, cũng như tăng được tuổi thọ.
- Cho phép độ dẫn điện được tăng, do trong quá trình mạ có phủ thêm một lớp mạ điện.
- Chống được tia UV và che chắn bức xạ cao (đặc biệt các sản phẩm sử dụng trong ngành công nghiệp vũ trụ).
Lớp phủ của mạ kim loại cho sản phẩm được bảo vệ khỏi nhiều tác động
Nhược điểm của mạ kim loại
Mặc dù công nghệ mạ kim loại có trong mình những điểm ưu việt, tuy vậy vẫn có điểm hạn chế không thể tránh khỏi. Đầu tiên, phương pháp mạ này được đánh giá là khá khó trong việc kiểm soát độ dày của lớp mạ. Ngoài ra, quá trình của mạ có thể tác động đến môi trường, khi các dung dịch hoặc hóa chất nếu không xử lý đúng cách sẽ dễ gây ô nhiễm.
6 Phương pháp mạ kim loại phổ biến
Theo đó, mạ kim loại còn có thể thực hiện dựa trên nhiều cách khác nhau và mỗi phương pháp sẽ có được những tính năng riêng, bao gồm:
- Mạ điện
- Mạ không điện
- Lắng đọng hơi vật lý
- Mạ ngâm
- Carburizing
- Sơn phun Plasma
Mạ điện
Kỹ thuật mạ điện sẽ dùng bể chứa nước lớn, trong đó người thợ sẽ kết hợp giữa dung dịch kim loại có điện tích dương và cho dòng điện vào.
Khi đó, các hạt kim loại ion (dương) này sẽ hút vào bề mặt của vật mạ (bề mặt có điện tích âm). Điều này sẽ tạo ra một lớp phủ mỏng cho sản phẩm, mang đến sự đều màu, óng ánh, không bị ăn mòn.
Lưu ý: Khi thực hiện, cần đảm bảo rằng bề mặt được vệ sinh sạch, không để lại cặn sẽ khiến cho vật khi hoàn thiện sẽ bị đóng cục.
Phương pháp mạ điện kim loại
Mạ không điện
Thay vì dùng nguồn điện bên ngoài như cách thức được chia sẻ trên, mạ không điện chính là tạo ra lớp phủ nhờ vào sự tương tác hóa học.
Để có được sự tương tác này, thợ lành nghề vẫn dùng dung dịch kim loại (ion) phối hợp cùng chất khử. Từ đó, chất khử được chuyển sang dạng rắn và khi tiếp với kim loại gây ra xúc tác và thế là đã tạo ra được một lớp mạ.
Sản phẩm sẽ cho được kết quả bền bỉ, không bị rỉ sét, phù hợp cho đa dạng chất liệu. Bên cạnh đó, do không cần phải sử dụng nguồn điện ngoại nên chi phí sẽ mềm hơn.
Lắng đọng hơi vật lý (PVD)
Là công nghệ được ưa chuộng và ứng dụng nhiều do ứng dụng cách biệt hoàn toàn với môi trường bên ngoài. Đồng thời, mạ PVD (xi mạ chân không) còn được áp dụng đa dạng bề mặt vật liệu khác nhau như xi mạ chân không trên nhựa, thủy tinh, đồng,…
Công nghệ cho ra một lớp hơi kim loại, sau đó lắng đọng vào bề mặt cần phủ. Tạo được một lớp bám chặt chẽ và độ phủ đều, cùng với khả năng chịu được nhiệt tốt.
Hơn thế nữa, kỹ thuật mạ PVD còn được quan tâm không chỉ có sức bền tốt mà còn có tuổi thọ cao, thích hợp cho các ngành chế tạo ô tô, không gian vũ trụ,…
An toàn cho môi trường với mạ kim loại PVD
Mạ ngâm
Đối với các vật liệu từ vàng, bạc, bạch kim được khuyến khích nên dùng phương pháp này. Bởi, các chất liệu này đều có thành phần ion kim loại nobler (kim loại cao) và khi gặp dung dịch ion kim loại (kim loại thấp, các ion cao hơn sẽ dịch chuyển đến kim loại thấp.
Quá trình cho ra một lớp phủ mỏng, làm cho sản phẩm có thể bị thay đổi về độ dẫn điện và bền hơn.
Carburizing
Hay còn gọi là thấm Cacbon bằng cách dùng nhiệt để tạo lớp phủ. Đầu tiên, vật được mạ được vận chuyển vào lò hầm, lò khí quyến kín.
Các khí cacbon được dùng ở đây có thể là cacbon monoxit, natri xyanua hoặc bari cacbonat. Khi các khí này được đưa vào lò nung, xảy ra hiện tượng nhiệt độ tác động đến độ khuếch tán của cacbon, cho ra lớp phủ mạ.
Sơn phun Plasma
Còn được gọi là mạ Plasma, quá trình thực hiện theo các bước sau:
- Sản phẩm được mạ đưa vào đốt nóng tại nhiệt độ lên đến 10000K.
- Nhiệt độ sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng cao hơn.
- Sau đó, sẽ được đưa đi làm nguội lúc này, quá trình sẽ cho ra một lớp phủ.
Phương pháp có kết cấu bền chặt cho lớp phủ luôn dính lâu, không bị mài mòn và thay đổi được tính dẫn điện.
Mạ phun Plasma được sơn ở nhiệt độ cao
Ứng dụng của mạ kim loại trong đời sống
Đến đây, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu rõ hơn khái niệm mạ kim loại là gì và tổng hợp phương pháp của mạ kim loại. Vì thế, cùng tìm hiểu những ứng dụng của loại xi mạ này. Nhờ vào các yếu tố nổi bật, mạ kim loại được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống:
- Công nghiệp ô tô: Mạ tay cầm, chóa đèn pha xe, lưới tản nhiệt,.. cùng nhiều bộ phận.
- Đồ gia dụng, nội thất: Nồi, chảo, bàn, ghế, tay nắm cửa, vòi rửa tay,… tăng vẻ đẹp thẩm mỹ, không bị trầy xước, bảo vệ khỏi các tác động va chạm.
- Công nghiệp điện tử: Các bộ phận, linh kiện có trong máy tính, điện tử. Kỹ thuật mạ cho phép sản phẩm hạn chế tình trạng oxi hóa, và giúp tản nhiệt hiệu quả.
- Y tế: Như dao mổ, kéo, kẹp,.. được mạ thêm lớp kim loại hỗ trợ quy trình vệ sinh, tiệt trùng dễ dàng và chống bị ăn mòn.
Vừa rồi là những thông tin hữu ích về mạ kim loại là gì, hy vọng bạn đọc có thể tìm và tham khảo được kỹ thuật mạ phù hợp với loại sản phẩm mình đang kinh doanh. Nếu doanh nghiệp bạn đang tìm kiếm cơ sở chuyên cung cấp công nghệ xi mạ chân không trên nhựa hoặc thủy tinh – Đừng ngần ngại liên hệ ngay với Công ty TNHH Chân Không Khải Hoàn để nhận được tư vấn chi tiết, chất lượng sản phẩm đạt chuẩn, với số lượng lớn và hưởng nhiều chương trình ưu đãi.