Mạ PVD là gì? Ưu điểm và ứng dụng của công nghệ xi mạ PVD

Công nghệ xi mạ PVD là gì mà lại được ưa chuộng trong đa dạng các lĩnh vực đến vậy? Hãy cùng Khải Hoàn tìm hiểu sâu hơn về ưu điểm của mạ PVD. Và tính ứng dụng của phương pháp xi mạ này thông qua nội dung bài viết sau đây.

Công nghệ mạ PVD là gì?

Công nghệ PVD hiện đại đang được ứng dụng nhiều trong ngành thời trang và làm đẹp, mang lại tính thẩm mỹ, bền bỉ và an toàn  mang lại tính thẩm mỹ, bền bỉ và an toàn cao không chỉ cho người dùng mà còn cho người gia công, đặc biệt không gây ô nhiễm cho môi trường. Tuy nhiên, hầu như ít ai biết đến bản chất công nghệ xi mạ PVD là gì.

mạ pvd là gì

Công nghệ xi mạ PVD là gì?

 

PVD viết tắt từ Physical Vapor Deposition (sự bay hơi lắng đọng vật lý). Đây là phương pháp phủ màu tùy vào trạng thái kim loại trong môi trường chân không và thổi khí hiếm với nhiệt độ cao. Để đạt được trạng thái chân không, không gian mạ cần đạt được áp suất từ 10-2 đến 10-4 Torr.

Ưu điểm của lớp phủ PVD

Công nghệ mạ PVD là một trong những công nghệ tiên tiến có độ bền bỉ tốt được ưa chuộng nhiều nhất hiện nay. Vậy ưu điểm đến từ lớp phủ PVD là gì?

 

Đầu tiên, các hợp chất phủ lên bề mặt sản phẩm mang lại cấu trúc kim loại nhiều tầng, có giá trị ma sát thấp. Độ bám dính của PVD vô cùng cao, cả khi nhiệt độ lớp phủ thấp. Do đó, ngăn chặn được tình trạng trầy xước, mài mòn mạnh.

 

So với các xi mạ phiên bản truyền thống dễ bị oxy hóa sau thời gian tiếp xúc bụi bẩn, mồ hôi tay hay ma sát, công nghệ PVD mang lại tuổi thọ cao gấp 2 – 3 lần. Thậm chí là 10 lần với các trường hợp đặc biệt.

ưu điểm mạ pvd là gì

Các phương pháp truyền thống không bền chắc như xi mạ chân không PVD

 

Tiếp theo, với cấu trúc nhiều tầng tạo thành trong môi trường chân không, lớp phủ của công nghệ mạ PVD sẽ đồng đều, thống nhất, mang lại vẻ mịn màng và thẩm mỹ cao hơn hẳn. Quy trình PVD tương đối đơn giản, không quá cầu kỳ, giúp mạ được đa dạng kích cỡ và số lượng sản phẩm cùng lúc. Bên cạnh đó, quá trình mạ thân thiện với môi trường và hạn chế phản ứng hóa học cho sản phẩm, tránh kích ứng cho người dùng.

 

Xem thêm: Xi mạ chân không là gì? 3 phương pháp xi mạ phổ biến

Các giai đoạn của công nghệ xi mạ PVD

Vật liệu tạo thành lớp phủ PVD sẽ được bốc hơi từ nguồn răng bằng các phương pháp vật lý. Sau đó, kim loại bay hơi chuyển tới buồng xử lý chân không có một phần áp suất khí kiểm soát như nitơ và argon. Chúng sẽ phản ứng ngưng tụ phủ lên bề mặt sản phẩm. Cụ thể, công nghệ mạ PVD có 4 giai đoạn khép kín là bốc hơi – vận chuyển – phản ứng – lắng đọng.

Evaporation – Bốc hơi kim loại

Quá trình bốc hơi đưa kim loại từ thể rắn chuyển sang thể khí. Nhờ hội tụ năng lượng nguồn ở trên bề mặt catot, liên kết tinh thể bị phá vỡ, tan chảy và bốc hơi. Khi đó, các nguyên tử kim loại như Ti, Zr, Cr,.. sẽ tách rời khỏi điện cực và va chạm với những điện tử, ion khác có trong môi trường plasma, chuyển thành Ti+, Ti++, Zr+, Zr++, Cr+, Cr++,…

Transportation – Vận chuyển

Sau khi các ion trên được hình thành thì sẽ được di chuyển tới sản phẩm gia công cần xi mạ PVD dưới tác động của điện trường.

Reaction – Phản ứng

Khi các ion kim loại điện cực được vận chuyển cùng với ion khí và hỗn hợp khí, chúng tạo ra các phản ứng hình thành nhiều hợp chất khác nhau. Từ đó, mang lại đa dạng màu sắc sau quá trình của công nghệ PVD.

Deposition – Lắng đọng

Hợp chất kim loại và khí trên sẽ trải qua thời gian lắng đọng tạo thành một lớp phủ trên bề mặt sản phẩm gia công. Lớp phủ này có tính chất bám chắc chắn trên bề mặt kim loại độ cứng cao, bảo vệ những chi tiết quan trọng trong các loại máy móc và thiết bị.

công nghệ xi mạ pvd là gì

Hỗn hợp lắng đọng sẽ phủ đều và mịn lên bề mặt sản phẩm gia công

Ứng dụng của phương pháp xi mạ PVD

Hiện nay, công nghệ mạ PVD được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như sau.

 

  • Cơ khí chế tạo: Những chi tiết máy quan trọng, công cụ lao động cần được xi mạ PVD để tăng tính thẩm mỹ và cải thiện độ bền.
  • Cơ khí xây dựng: Dễ dàng tìm thấy nhiều vật dụng xây dựng được xi mạ PVD như lan can, khung kim loại công trình, phụ kiện cửa, khung cửa,…
  • Nội thất: Nhờ tính thẩm mỹ cao, xi mạ PVD thường được chọn để phủ nội thất, từ tủ, bàn ghế, cổng cho tới vật dụng trưng bày trong nhà.
  • Thời trang và làm đẹp: Công nghệ PVD dùng trong sản xuất giày cao gót, đồng hồ, bao bì mỹ phẩm, đặc biệt là nắp lọ.

đồng hồ phủ pvd là gì

Phương pháp xi mạ PVD được ứng dụng nhiều trong sản xuất đồng hồ

Một số câu hỏi thường gặp về xi mạ PVD

Ngoài thông tin mạ PVD là gì, dưới đây là lý giải cho một số thắc mắc xoay quanh phương pháp này.

Mạ vàng PVD là gì?

Quá trình phản ứng trong xi mạ PVD sẽ đem lại hỗn hợp màu sắc phủ lên sản phẩm gia công. Màu sắc lớp phủ PVD tùy thuộc vào vật liệu sử dụng và máy móc. Trong đó, titan là kim loại phù hợp nhất, tạo ra lớp mạ mỏng và tương đồng với mạ vàng 24k.

mạ vàng PVD là gì

Công nghệ mạ vàng PVD mang lại sản phẩm đẹp với chi phí hợp lý

Mạ vàng PVD có bền không?

Như đã đề cập ở trên, độ bền chắc là một trong những ưu điểm nổi bật của xi mạ PVD. Với cấu trúc nhiều lớp có khả năng bám dính cao, mạ PVD hạn chế tối đa quá trình oxy hóa, ma sát, mài mòn,…

Các sản phẩm được ứng dụng xi mạ PVD tại Khải Hoàn

Khải Hoàn là đơn vị cung cấp dịch vụ xi mạ chân không uy tín với kinh nghiệm 15 năm hoạt động trong ngành. Tất cả sản phẩm đều được kiểm định nghiêm ngặt trong quá trình sản xuất khép kín, đạt chuẩn quốc tế. Với phương pháp xi mạ PVD, công ty có các dịch vụ:

 

  • Xi mạ nắp lọ mỹ phẩm giúp ngoại hình sản phẩm thêm phần sang trọng, đẳng cấp và thu hút khách hàng.
  • Xi mạ gót giày cao gót, đệm giày với kích cỡ đa dạng, mang lại điểm nhấn cho sản phẩm.

mạ pvd là gì nắp lọ mỹ phẩm

Nắp lọ mỹ phẩm được xi mạ có tính thẩm mỹ cao

 

Hy vọng những thông tin hữu ích trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ xi mạ PVD là gì, có tác dụng ra sao. Đừng ngần ngại liên hệ với Khải Hoàn để nhận tư vấn chi tiết và miễn phí về các dịch vụ xi mạ chân không theo thông tin bên dưới.

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

 

  • Địa chỉ: Số 3 Đường Tân Thới Nhất 17, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12 (dưới cầu Tham Lương 2)
  • Điện thoại: (028) 2215 4228
  • Fax: (028) 2253 7908
  • Hotline – Zalo: 0937 953 103

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *