9 phương pháp xử lý bề mặt kim loại trước khi gia công xi mạ

Thực hiện các phương pháp xử lý bề mặt kim loại giúp sản phẩm gia công có vẻ ngoài hoàn hảo với lớp xi mạ bóng mịn, bền đẹp. Hãy cùng Khải Hoàn tìm hiểu kỹ hơn về kỹ thuật làm sạch bề mặt kim loại trong bài viết dưới đây.

 

Xử lý bề mặt kim loại là gì và vì sao cần xử lý bề mặt?

Xử lý bề mặt kim loại là công đoạn loại bỏ các vết mốc, dầu mỡ, bụi bẩn, gỉ sét,… nhằm đảm bảo bề mặt sản phẩm gia công được trơn nhẵn trước khi xi mạ và phủ sơn. Từ đó, lớp sơn và xi mạ bền chặt, đều màu và sáng bóng.

Đặc biệt, các phương pháp xử lý bề mặt kim loại có đặc tính điện hay cơ còn có thể củng cố chức năng tổng của sản phẩm.

 

các phương pháp xử lý bề mặt kim loại

Sản phẩm gia công được bền đẹp thì trước hết cần làm sạch bề mặt kim loại

 

Nếu không trải qua quá trình xử lý kim loại có bề mặt nhiễm bẩn này, chất lượng nước sơn hay xi mạ sẽ không chất lượng như mong muốn.

  • Khả năng bám dính của sơn, xi mạ kém vì gỉ sét, bụi bẩn,… Qua thời gian sử dụng, dễ bị bong tróc, để lộ phần thân kim loại cần bảo vệ.
  • Bề mặt kim loại không được xử lý có nguy cơ thấm nước cao, dần dần phá hủy kim loại bên trong.

Sau đây, hãy cùng Khải Hoàn tìm hiểu chi tiết những phương pháp xử lý bề mặt kim loại được sử dụng phổ biến nhất.

 

Xử lý bề mặt kim loại bằng cách thủ công

Trong các phương pháp xử lý bề mặt kim loại hiện nay, thủ công tiết kiệm chi phí và dễ thực hiện, nhưng kết quả chỉ mang tính chất tương đối.

 

Sử dụng bàn chải sắt

Bạn có thể dùng bàn chải sắt chà xát với lực mạnh lên bề mặt để loại bỏ những gỉ sét, cáu bẩn,… Phương pháp đơn giản và tiện lợi này sẽ tiêu tốn nhân công, sức lực, thời gian. Chà thủ công có thể dẫn tới tình trạng bề mặt kim loại bị bong tróc, cào xước, khiến sơn lót không mịn và độ bám dính kém.

 

các phương pháp làm sạch bề mặt kim loại

Bàn chải sắt cần nhân công để làm sạch bề mặt

 

Kết hợp bàn chải sắt với búa gõ

Với những mảng gỉ sét cục bộ có kích thước lớn, bàn chải sắt sẽ cần thêm lực tác động của búa gõ. Quá trình xử lý phải thật cẩn thận vì phương pháp thủ công này có thể gây biến dạng bề mặt và khá ồn ào.

Ngoài bàn chải sắt và búa gõ, các phương pháp làm sạch bề mặt kim loại thủ công khác thường thấy còn có giấy nhám, dao cạo,… Tuy nhiên, sử dụng những vật dụng này gây ra ô nhiễm do bụi bẩn, độ mịn và nhám cũng không đều.

 

Xử lý bề mặt kim loại bằng cơ khí

Các phương pháp xử lý bề mặt kim loại bằng cơ khí cũng phổ biến và tiện lợi không kém cách thủ công truyền thống.

 

Sử dụng nhiệt

Ứng dụng các thiết bị tạo nhiệt đốt cháy (oxy, axetylen) trong xóa bỏ lớp sơn cũ, dầu mỡ, áo tôn hay bụi bẩn đang bám trên bề mặt. Phương pháp này không quá hiệu quả với tình trạng rỉ sét, đồng thời tác động nhiệt có thể khiến vật dụng kim loại bị biến dạng.

 

Sử dụng máy mài đĩa cát

Máy mài đĩa cát có các đĩa mài và đĩa quay gắn các hạt nhám. Bạn có thể sử dụng chúng mài vào những vị trí góc cạnh cần xử lý trên bề mặt kim loại.

 

công nghệ xử lý bề mặt

Máy mài thích hợp để giải quyết những vùng góc cạnh

 

Sử dụng máy phun nước áp lực cao

Với áp lực nước khoảng 1900 bar, những lớp sơn cũ, gỉ sét hay cặn bẩn có thể được loại bỏ nhanh chóng và an toàn. Tuy nhiên, chi phí mua máy khá tốn kém và dễ dẫn đến oxy hóa bề mặt những vùng không được phủ sơn.

 

Phun cát ướt

Đây là phương pháp thân thiện với môi trường, giúp xử lý bề mặt lớn trong thời gian ngắn. Các mảng gỉ sét lớn và sơn cũ dày được loại bỏ qua hỗn hợp cát và nước phun với áp suất cao.

 

Phun cát khô

Miệng súng phun những hạt kích thước nhỏ khoảng 0,3 – 1,5 mm, bao gồm cát, sỏi, đá,… va chạm mạnh vào bề mặt với tốc độ cao. Đây là phương pháp cơ khí phổ biến hỗ trợ làm sạch bề mặt kim loại hiệu quả. Tuy nhiên, nó lại gây ô nhiễm môi trường.

 

Xử lý bề mặt kim loại bằng điện hoá

Phương pháp điện hóa ứng dụng hóa chất tẩy dầu điện và dòng điện để xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn. Cách này phù hợp với bề mặt nhỏ, nhiều chi tiết và cần độ chính xác cao.

 

công nghệ xử lý bề mặt bằng điện hóa

Cơ chế xử lý bề mặt với công nghệ điện hóa

 

Xử lý bề mặt kim loại bằng hóa chất

Những vết bẩn, bụi bặm, gỉ sét, mốc,… sẽ được loại bỏ hoàn toàn nhờ vào các chất hóa học. Có thể nhắc đến như chất định hình, dung môi hữu cơ, chất tẩy dầu kiềm dạng bột/nước, chất xúc tác, dung dịch kiềm,…

 

công nghệ xử lý bề mặt bằng hóa chất

Có thể dùng hóa chất làm sạch bề mặt sản phẩm

 

Xử lý bề mặt kim loại bằng cách siêu âm

Sóng siêu âm tần số cao hữu dụng trong việc làm sạch góc cạnh, bề mặt và các chi tiết vật dụng gia công một cách nhanh chóng.

 

công nghệ xử lý bề mặt bằng sóng siêu âm

Làm sạch sản phẩm trong bể rửa sóng siêu âm

 

Xử lý bề mặt kim loại với công nghệ Laser

Trong các phương pháp xử lý bề mặt kim loại, công nghệ Laser được ứng dụng nhiều trong đóng tàu, ô tô, hàng không, cao su, điện tử,… Xung tập trung cực mạnh với tốc độ nhanh tới 1/1000s được bắn trực tiếp vào bề mặt theo công suất lớn. Từ đó, tách hoàn toàn mảng bám hữu cơ, sơn cũ, dầu cặn, chất bẩn,… làm sạch bề mặt và các mối hàn kim loại.

 

công nghệ xử lý bề mặt bằng laser

Công nghệ xử lý bề mặt bằng laser

 

Xử lý bề mặt kim loại bằng cách quay bóng

Kỹ thuật quay bóng phát huy công dụng với những bề mặt kích thước nhỏ hẹp. Hiện nay, có 2 phương pháp quay bóng là bóng ướt và bóng khô.

 

Xử lý bề mặt kim loại bằng cách mạ chân không

Xi mạ chân không (xi mạ PVD) là công nghệ vượt trội hơn các phương pháp xử lý bề mặt kim loại thông thường. Quá trình xử lý diễn ra trong môi trường chân không, không lẫn tạp chất và cách ly không khí.

Vật liệu mạ chuyển từ thể rắn sang hơi rồi quay lại thể rắn ban đầu với lớp phủ mạ mỏng và đều. Phương pháp xi mạ chân không vừa bền đẹp, vừa an toàn cho người sử dụng và môi trường.

 

công nghệ xử lý bề mặt bằng mạ chân không

Xi mạ PVD mang đến bề mặt kim loại hoàn hảo

 

Bạn có thể đọc qua bài viết cụ thể về xi mạ là gì để hiểu rõ hơn về phương pháp này.

 

Một số cách xử lý bề mặt kim loại khác

Dưới đây là một số cách khác bên cạnh các phương pháp làm sạch bề mặt kim loại phổ biến trên.

 

Anodization (oxy hoá anốt)

Anodization hay còn gọi là oxy hóa anốt thường được ứng dụng cho những kim loại nhẹ như titan, nhôm,… Phương pháp này vừa có thể làm sạch bề mặt, vừa có thể tạo màu cho nhôm. Nguyên lý hoạt động dựa trên việc điện phân hiệu quả tạo các màng oxit chống ăn mòn nhôm.

 

các phương pháp xử lý bề mặt kim loại khác

Anodization vừa làm sạch, vừa tạo màu cho nhôm

 

Sơn

Phủ sơn bề mặt không chỉ giúp cải thiện thẩm mỹ mà còn tăng khả năng chống ăn mòn kim loại. Một số kỹ thuật phủ sơn lên bề mặt sản phẩm phổ biến hiện nay bao gồm sơn phun, nhúng, chải, sơn bột, sơn tĩnh điện,… Tùy vào điều kiện môi trường vật lý khác nhau mà lựa chọn công thức sơn thích hợp.

 

Nhúng nóng

Đúng như tên gọi, công nghệ xử lý bề mặt này sẽ nhúng vật phẩm kim loại vào thiếc, chì, kẽm, nhôm hoặc chất hàn hòa tan nóng chảy. Nhờ đó, bề mặt kim loại hình thành lớp màng chống ăn mòn trong môi trường khắc nghiệt. Nhúng nóng được ứng dụng nhiều cho các thanh chắn trên đường bạn thường thấy.

 

Phun phủ nhiệt

Phun phủ nhiệt là phun vật liệu rắn đã nóng chảy lên bề mặt sản phẩm gia công để tạo lớp màng bảo vệ. Những vật liệu dùng trong phun phủ nhiệt là kim loại, hợp kim, nhựa, composite, bột ceramic,… có dạng thanh, dây, lõi thuốc, bột,….

Chúng sẽ được nóng chảy nhờ đốt nóng lên bằng plasma hay hồ quang điện, hoặc nhờ đưa qua dòng vật chất năng lượng cao. Khi phun với dòng khí năng lượng cao, vật liệu nóng chảy phân tán thành các hạt sương mù và tăng tóc bám vào bề mặt sản phẩm gia công.

 

Tổng kết

Trên đây là những thông tin về các phương pháp xử lý bề mặt kim loại phổ biến và tối ưu trên thị trường hiện nay. Trong số đó, xi mạ chân không đem lại đồ bền, đẹp, thân thiện với môi trường và người dùng.

Nếu cần tìm hiểu về các dịch vụ xi mạ chân không, hãy liên hệ ngay với Khải Hoàn để được tư vấn hoàn toàn miễn phí. Chúng tôi là đơn vị gia công xi mạ nhựa chân không chất lượng và uy tín với hơn 15 năm hoạt động.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Địa chỉ: Số 3 Đường Tân Thới Nhất 17, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12 (dưới cầu Tham Lương 2)
  • Điện thoại: (028) 2215 4228
  • Fax: (028) 2253 7908
  • Hotline – Zalo: 0937 953 103
  • Website: https://khaho.com/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *